Trong quá trình thi công, biết
cách xác định dây nóng dây nguội sẽ giúp bạn làm việc dễ dàng và an toàn hơn.
CÁCH XÁC ĐỊNH DÂY NÓNG DÂY NGUỘI CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN
Theo tiêu chuẩn tại Việt Nam, điện 3 pha sẽ bao gồm 3 dây 3 pha và 1 dây trung tính, trong khi điện 1 pha thường được sử dụng trong các hộ gia đình sẽ bao gồm 1 dây pha và một dây trung tính.
Trong đó dây pha thường có tên gọi khác là dây nóng, nó sẽ mang dòng điện xoay chiều. Hiệu điện thế sẽ thay đổi theo từng tiêu chuẩn và tuần quốc gia. Một vài trường hợp, 2 dây chính đều là dây nóng, nó cố thể từ 2 pha của đường cung cấp 3 pha, thậm chí có thể lấy từ biến thế một pha. Tuy nhiên ở một số ổ điện, nhất là ổ chỉ có 2 lỗ thì hầu như không có sự phân biệt của dây nóng hay dây nguội.
Dây trung tín hay còn có tên gọi khác là dây nguội và dây mass xét về mặt lý thuyết sẽ có cùng điện thế với đất và không làm giật điện như dây nóng. Nhiệm vụ chính của nó là giúp
hệ thống điện cân pha trong mạch điện 3 pha hoặc giúp kín mạch nếu là dòng điện 1 pha. Thế nhưng vì đảm bảo an toàn tuyệt đối bạn vẫn nên thận trọng với dây này và xem chúng như dây nóng. Bởi khi việc truyền tải điện không cân pha điện áp trên dây mass bằng 5% điện áp trên dây nóng, dây mass có thể có điện thế khác với đất và gây điện giật.
Xét về màu sắc, đối với dòng điện 1 pha ta sẽ có dây nóng nhận biết bằng màu đỏ và dây nguội có màu sắc nhận biết là màu đen, xanh hoặc trắng. Còn đối với dòng điện 3 pha dây pha A là màu đỏ, dây pha B là màu trắng, dây pha C là màu xanh dương, dây trung tính là màu đen và dây nối đất là màu xanh lá sọc vàng.
Hy vọng nội dung bài viết hữu ích với bạn!