Điện là nguồn năng lượng cần thiết để con người làm việc, hoạt động, sản xuất,... nhưng đây cũng là nguyên nhân gây chết người nếu sử dụng không an toàn. Hy vọng một số kiến thức trả lời cho thắc mắc dây trung tính là gì, cũng như cách phân biệt dây trung tính sẽ giúp bạn sử dụng điện, thiết bị điện an toàn.
Trong kỹ thuật điện, dây trung tính có khá nhiều tên gọi như dây mát, dây mass, dây nguội, dây N (đây là tên gọi theo ký hiệu của dây trung tính).
Dây trung tính sẽ xuất hiện từ mạch điện 1 pha cho đến mạch điện 3 pha. Trong mạch 1 pha, dây mass sẽ có tác dụng làm kính mạch điện, từ đó đưa dòng điện vào vận hành trong gia đình.
Trong khi với mạch 3 pha, dây trung tính chính là dây nguội thực hiện việc cân bằng điện áp, truyền tải nguồn điện đi nuôi các thiết bị điện tiêu thụ. Bên cạnh đó, dây trung tính còn có nhiệm vụ tạo ra hai trị số điện áp là điện áp dây và điện áp pha giúp việc sử dụng đồ điện thuận tiện.
Cũng trong mạch điện 3 pha, dây trung tính còn đảm bảo an toàn cho hệ thống điện. Vì sợi dây này có thể ngăn cản và hạn chế tình trạng rò rỉ điện. Đồng thời giảm điện áp khi hệ thống thực hiện tiếp địa hoặc nối đất.
Dây trung tính còn biết đến với tác dụng chống nhiễu tốt.
Trên lý thuyết, dây trung tính không mạng điện, tức là 0V. Đồng nghĩa, dây này không gây giật điện và nguy hiểm đến tính mạng con người hay con vậy nếu chạm vào.
Tuy nhiên, trên thực tế, dây trung tính vẫn có điện và người chạm vào có thể bị giật điện. Điều này xảy ra khi hiện tượng lệch pha trong truyền tải điện xuất hiện. Như vậy, dây mass vẫn có điện áp, mức độ điện áp này sẽ phụ thuộc vào độ lệch pha.
Theo ước tính, điện áp trên dây trung tính sẽ bằng 5% điện áp trên dây pha. Nếu điện áp trên dây pha càng lớn, kéo theo điện áp trên dây trung tính sẽ càng cao.
Từ những dữ liệu trên, trong quá trình sử dụng điện, không bao giờ được chủ quan chạm vào dây trung tính vì nghĩ nó không mang điện, sẽ rất nguy hiểm.
Theo chức năng, ta có thể phân biệt dây trung tính bằng những đặc điểm sau.
Dây nóng: Dây nóng mang dòng điện xoay chiều, có điện thế cao và sẽ giật khi chạm vào.
Dây trung tính: Dựa vào lý thuyết, dây trung tính có hiệu điện thế bằng 0V cùng với hiệu điện thế đất. Vì vậy, dây trung tính không giật khi chạm vào.
Dây nối đất: Dây nối đất có công dụng san bằng bớt dòng điện rò rỉ ở thiết bị xuống đất để tránh gây giật và nguy hiểm khi chạm vào.
Dựa vào màu sắc:
Pha A: Màu đỏ
Pha B: Màu trắng
Pha C: Màu xanh dương
Dây trung tính: Màu đen
Dây nối đất: Màu xanh lá sọc vàng
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn sử dụng điện an toàn.