Cách đấu tủ điện 3 pha

Cách đấu tủ điện 3 pha thường khá phức tạp và cũng tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật mà tủ điện 3 pha sẽ được thiết kế, lắp đặt với nhiều bước hoàn toàn khác nhau.

CÁCH ĐẤU TỦ ĐIỆN 3 PHA CHI TIẾT
 

Dù yêu cầu kỹ thuật đấu tủ điện 3 pha của mỗi dự án hoàn toàn khác nhau, nhưng nhìn chung tủ điện 3 pha sẽ được thi công theo các bước cơ bản sau:

Bước 1: Tính toán thông số kỹ thuật lựa chọn các thiết bị cần thiết

Khi lựa chọn tủ điện 3 pha cho hệ thống điện tòa nhà, điện văn phòng, nhà xưởng,... bạn cần phải xác định được số lượng phụ tải, số nhanh cần phân phối để có thể tính toán được thông số, số lượng aptomat, dây dẫn,... cần thiết. Điều này là cần thiết để giúp bạn có thể cân đối bài toán giữa kỹ thuật và điều kiện kinh tế phù hợp.

Bước 2: Thiết kế đồ bố trí thiết bị điện cùng sơ đồ về nguyên lý hoạt động


Để đảm bảo cho các thiết bị điện được hoạt động một cách tốt nhất, việc bố trí thiết bị điện và thiết kế được sơ đồ nguyên lý hoạt động là rất cần thiết trước khi thi công tủ điện 3 pha.

Bên cạnh đó, việc thiết kế nên bản vẽ chi tiết, thông minh còn giúp bạn rất nhiều trong việc tiết kiệm chi phí, hỗ trợ kiểm tra sửa lỗi khi có sự cố và dễ dàng mở rộng trong tương lai.

Bước 3: Thi công tủ điện và lắp đặt vỏ

Sau khi đã tính toán được các thiết bị cần thiết, việc lựa chọn vỏ tủ điện 3 pha đủ sức chứa các thiết bị điện đó cũng rất cần thiết. Do đó hãy tính toán thật kỹ để có thể thi công nên tủ điện vừa thẩm mỹ, vừa an toàn trong suốt quá trình sử dụng.
Ngoài ra, khi lắp đặt vỏ tụ điện 3 pha, bạn cần thiết kế các thiết bị theo 3 nguyên tắc cơ bản sau:

  • Các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị luôn phải đặt phía trên cùng của tủ điện
  • Các thiết bị thực hiện việc điều khiển như nút nhấn, công tắt phải đặt ở phía dưới
  • Để có thể thuận tiện nhất cho quá trình vận hành, các công tắc nên đặt ở vị trí trên cùng hàng ngang

Bước 4: Sắp xếp các thiết bị bên trong tủ điện


Bước thực hiện này hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của tủ điện và kỹ năng của người thi công. Tuy nhiên, khi thiết lập cần phải tuân thủ yêu cầu của bản vẽ đã đưa ra, phải sắp xếp thẩm mỹ, khoa học,… vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo khả năng vận hành.

Bước 5: Đấu dây dẫn trong tủ

Đầu cốt nên phân biệt thành các màu (đỏ, vàng, xanh…) và nên đánh các số thứ tự để dễ dàng kiểm soát toàn bộ hệ thống dây dẫn nhằm khả năng hoạt động của các thiết bị điện. Còn đối với những dây tín hiệu có độ nhạy cao, bạn nên bọc để chống nhiễu một cách tốt nhất.

Lưu ý quan trọng, bạn nên đấu dây phần mạch động lực trước sau đó mới tới dây phần điều khiển để đảm bảo tốt nhất cho sự hoạt động của tủ điện.

Bước 6: Cấp nguồn và chạy không tải

trước khi cấp nguồn điện cho tủ điện hoạt động bạn cần kiểm tra thật kỹ lưỡng lại hệ thống. Đồng thời, hãy cấp điện cho tủ điện làm việc không tải nhằm mục đích giúp bạn phát hiện các sai sót trước khi đấu tải vào tủ điện tạo hậu quả nghiêm trọng.

Hãy thực hiện đầy đủ các bước kỹ thuật để có thể có thể thi công tủ điện 3 pha đảm bảo khả năng hoạt động tốt. Chúc bạn thực thành công!