Xử lý lỗi có mạng nhưng không vào được một số trang web

4 Cách xử lý lỗi có mạng nhưng không vào được một số trang web trong nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục được lỗi ngay tại nhà mà không cần đến sự trợ giúp của chuyên gia.

4 CÁCH XỬ LÝ LỖI CÓ MẠNG NHƯNG KHÔNG VÀO ĐƯỢC MỘT SỐ TRANG WEB
 

Nguyên nhân gây ra lỗi có mạng nhưng không vào được một số trang web thường rất nhiều, có thể bạn nhìn thấy biểu tượng mạng đó nhưng thực tế thì hệ thống mạng đã chẳng còn hoạt động nữa.

Bên cạnh đó, một số lỗi liên quan đến hệ thống máy tính cũng sẽ khiến bạn gặp lỗi này. Nhưng dù là nguyên nhân gì gây ra đi nữa thì cũng hãy thử các cách sau xem hiệu quả khắc phục thế nào bạn nhé.

Cách 1: Kiểm tra lại thời gian trên máy tính

Tưởng như không liên quan nhưng thời gian trên máy tính là thứ vô cùng quan trọng, bởi thời gian không khớp với thời điểm hiện tại sẽ có một số website không vào được dù cho biểu tượng mạng trên máy tính vẫn còn hoạt động.

Bước 1: Bạn hãy nhấp chuột phải vào vào phần thời gian nằm góc phải của màn hình => Rồi chọn vào Adjust date/time.


Bước 2: Nếu hệ thống chưa set tự động bạn chỉ cần để 2 dạng Automatically là được.


Bước 3: Trong trường hợp hệ thống tự động trên máy tính hoạt động không hiệu quả bạn hãy tắt nó đi rồi chọn múi giờ tương ứng => Rồi thay đổi thời gian sao cho hợp lý nhất là được.




Cách 2: Kiểm tra thiết lập Proxy Server

Bước 1: Bạn cần truy cập vào trình duyệt cổ xưa IE.


Bước 2: Sau đó hãy nhấn vào biểu tượng mạng Settings => Rồi bạn lựa chọn Internet Options.


Bước 3: Tiếp sau đó hãy chọn Connections => Rồi chọn Lan Settings ở cửa sổ tiếp theo của hệ thống.


Bước 4: Tại đây hãy chọn Automatically detect settings cho hệ thống hoạt động tự động.


Cách 3: Cài đặt DNS cho máy tính

Trong một vài trường hợp việc cài đặt DNS sẽ giúp bạn có thể sửa lỗi có biểu tượng mạng nhưng không thể vào trang web, nên hãy thử để xem kết quả thế nào bạn nhé.

Bước 1: Nhấp chuột phải vào biểu tượng mạng => Rồi chọn vào Open Network & Internet Settings.


Bước 2: Tiếp theo hãy chọn vào Change adapter options trong phần cài đặt.


Bước 3: Nhấp vào mạng mà bạn đang sử dụng rồi chọn vào Status để có thể xem thiết lập cài đặt chi tiết hơn.


Bước 4: Chọn vào Properties để thiết lập DNS.

 
 
Bước 5: Qua giao diện mới bạn hãy chọn IPv4, bởi đây chính là nơi mà bạn cần sửa lỗi.


Bước 6: Tiếp theo hãy chọn use the following DNS server addresses và điền địa chỉ như hình dưới đây là đã có thể reset lại IP


Cách 4: Reset lại địa chỉ IP

Bước 1: Dùng Windows + R để có thể gõ lệnh cmd mở Command Prompt.


Bước 2: Gõ liên tục hai câu lệnh để có thể lấy được IP mới.

ipconfig /release


ipconfig /renew


Bước 3: Sau cùng, trong Command Prompt bạn thấy hệ thống trả lại cho bạn một địa chỉ IP v4 mới chứng tỏ quá trình Reset lại địa chỉ IP thành công.


Chúc bạn sửa lỗi thành công!