Tăng tốc Win 10 toàn diện (phần 1)

Để máy tính sử dụng sau thời gian dài có thể hoạt động nhanh hơn, những mẹo tăng tốc Win 10 toàn diện sẽ giúp ích cho bạn. Hãy cùng theo dõi nhé!

HƯỚNG DẪN TĂNG TỐC WIN 10 TOÀN DIỆN
 

Vì có đến 20 cách để tăng tốc Win 10 toàn diện, để nội dung bài viết không quá dài iSolution sẽ chia nhỏ ra với mỗi bài viết 5 có 5 cách cơ bản. Thế nên hãy liên tục cập nhật iSolution để có thể xem hết tất cả 20 cách trong Series 4 bài viết hướng dẫn tăng tốc Win 10 toàn diện bạn nhé.
Còn bây giờ thì mình vào nội dung chính thôi.

Cách 1: Vô hiệu hóa System Restore

Đây là biện pháp vừa đơn giản vừa tốt nhất để bạn giải phóng bộ nhớ tiến trình dưới nền của hệ thống, từ đó có thể giúp tăng tốc Windows nhanh hơn.

Bước 1: Đầu tiên hãy dùng phím tắt Windows + E => Rồi nhấn chuột phải vào This PC => Chọn Properties.


Bước 2: Khi cửa sổ hiển thị bạn hãy nhấn chọn Advanced system settings => Sau đó chọn tab System Protection.


Với trường hợp này, theo mặc định ổ đĩa hệ thống đang ở trạng thái kích hoạt chức năng System Restore.

Bước 3: Hãy nhấn vào Configure => Sau đó nhấn Disable system protection ở cửa sổ hiển thị tiếp theo => Nhấn vào OK để có thể tắt tính năng System Restore.


Bước 4: Với bước này hãy kiểm tra tab System Protection, nếu nhìn thấy ổ C ở chế độ Off là OK.


Cách 2: Tắt các chương trình Startup

OneDrive là tính năng sao lưu đám mây đươc tích hợp vào Win 10 và theo mặc định nó sẽ khởi động lại cùng hệ thống. Tắt nó đi sẽ là cách giúp bạn tăng tốc Windows.

Bước 1: Hãy nhấn chuột phải lên Taskbar => Chọn Task Manager.


Bước 2: Cửa sổ Task Manager hiển thị hãy chuyển sang tab Starup.


Bước 3: Sau đó bạn hãy nhấn chuột phải lên OneDrive và chọn Disable.


Với những ứng dụng khởi động cùng Win bạn cũng hãy thực hiện các bước tương tự nhé.

Cách 3: Vô hiệu hóa Windows Defender

Windows Defender là trình antivirus chạy dưới nền nên chắc chắn sẽ gây tiêu tốn tài nguyên của hệ thống, để tăng tốc Win bạn hãy tắt nó.

Bước 1: Đầu tiên hãy vào Control Panel => Sau đó chọn Windows Defender.


Bước 2: Trong giao diện của Windows Defender bạn hãy nhấn chọn vào Settings.


Bước 3: Trong cửa sổ cài đặt hiển thị bạn hãy chuyển từ trạng thái On thành Off của tất cả tùy chọn.


Cách 4: Tắt Windows Firewall trên Windows 10

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím tắt Windows + S => Rồi tìm từ khóa Firewall => Rồi chọn vào Windows Defender Firewall.


Bước 2: Trong giao diện hiển thị hãy nhấn vào mục Turn Windows Firewall on or off.


Bước 3: Tại cả hai tùy chọn mạng Private và Public Network hãy chuyển sang chế độ Off  => Nhấn OK.


Cách 5: Tắt biểu tượng trong suốt và hiệu ứng đồ họa trên Win 10

Bước 1: Trên màn hình hãy nhấp phải chuột rồi chọn vào Personalize.


Bước 2: Trong trang cài đặ hãy chọn mục Colors => Sau đó chuyển sang trạng thái Off của 2 tùy chọn.
  • Show color on Start, Taskbar and Action Center
  • Make Start, Taskbar, and Action Center Transparent

 
Nếu là Win 10 Pro thì chuyển Off trong tùy chọn Transparency effects => Và bỏ tích trong hai tùy chọn
  • Start, taskbar, and action center
  • Title bars

Còn tiếp …..