Nhờ sự phát triển của internet và quá trình liên lạc, tìm hiểu thông tin, kết nối giữa người với người trở nên thuận tiện hơn. Tuy nhiên, internet chính là "đồng xu 2 mặt", sử dụng nó cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt các rủi ro rò rỉ, đánh cắp dữ liệu.
Để đề phòng, có nhiều người đã nghĩ đến việc không sử dụng internet trên một số thiết bị cố định để phòng ngừa virus. Tuy nhiên, đây có thực là giải pháp an toàn? Không sử dụng Internet thì có cần phần mềm diệt virus không?
Thế nào là tấn công ngoại tuyến?
Phải công nhận rằng các cuộc tấn công mạng trực tuyến phổ biến hơn các cuộc tấn công ngoại tuyến.
Với khả năng kết nối toàn cầu của mình, internet mở cánh cửa cho các hacker tìm cách khai thác, đe dọa những nạn nhân không quen biết. Chúng có thể là đánh cắp dữ liệu, kiểm soát quyền truy cập, do thám hay tống tiền.
Để bảo vệ, nhiều phần mềm diệt virus, thiết bị tường lửa,... được nghiên cứu phát triển có chức năng phòng tránh, loại mã các loại mã độc, virus. Thế nên, với những người hoạt động trên môi trường internet, sử dụng phần mềm diệt virus là cần thiết.
Nhưng bạn cũng đừng quên, các cuộc tấn công mạng ngoại tuyến cũng rất nguy hiểm. Có một phương pháp phổ biến để lây nhiễm virus trong lúc thiết bị đang ngoại tuyến đó chính là sử dụng ổ flash.
Cụ thể, chỉ cần ổ cứng di động, thẻ nhớ, USB,... nhiễm virus từ thiết bị khác và sau đó kết nối với máy tính của bạn, thì virus đã có cơ hội tuyệt vời để hack, mã hóa, xóa dữ liệu.
Thế nên, phải sử dụng phần mềm diệt virus, ngay cả khi ngoại tuyến chính là câu trả lời cho lời hỏi ở phần tiêu đề. Phần mềm sẽ giúp đưa ra các cảnh báo, khi nhận thấy có mối nguy hiểm.
Theo số liệu của Kaspersky Security Network, tháng 3/2023 số vụ tấn công ngoại tuyến phát tán qua USB, CD, DVD và các phương thức khác tại Việt Nam đã giảm 25,39% so với năm 2021 và giảm tới 54,74% so với năm 2020, với tổng số 121.542.272 mối đe dọa.
Còn số vụ tấn công trực tuyến được phát hiện và ngăn chặn trong năm 2022 là 41.989.163 vụ, so với 63.482.728 vụ vào năm 2021 - giảm 33,8%.