Không share được dữ liệu trong mạng LAN thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, bạn cần phải xem biểu hiện thật kỹ mới có phương án xử lý phù hợp.
KHÔNG SHARE ĐƯỢC DỮ LIỆU TRONG MẠNG LAN SỬA LỖI THẾ NÀO?
Trong khuôn khổ bài viết này iSolution sẽ hướng dẫn bạn một số mẹo sửa chữa đơn giản. Trong trường hợp khắc phục lỗi không thành công hãy liên hệ với iSolution –
Thi công mạng LAN tại TP.HCM để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Có phải máy tính của bạn hiển thị thông báo như hình?
Nếu đúng như thế, đồng nghĩa máy mà bạn muốn thực hiện chia sẻ dữ liệu hay các thiết bị ngoại vi yêu cầu User và password.
Để sửa lỗi không chia sẻ được dữ liệu trong mạng LANhãy thực hiện theo các hướng dẫn sau:
1./ Tắt yêu cầu password khi share trong Network Profile
Bước 1: Đầu tiên nhấp phải vào biểu tượng Network => Rồi chọn Open Network and Sharing Center => Chọn tiếp vào Change advanced sharing settings.
Bước 2: Tìm đến All Network (ở phía gần cuối) => Nhấp Turn off password protected sharing => Nhấp vào Save changes.
2./ Cho phép tài khoản không password truy cập Group Policy
Bước 1: Sử dụng tổ hợp phím tắt Windows + R => Gõ lệnh gpedit.msc => Mở Group Policy.
Bước 2: Nhấp chuột vào Computer Configuration / Windows Settings / Security Settings / Local Policies / Security Options => Đúp chuột vào Accounts: Limit local account use of blank passwords to console login only => Chọn Disable => Nhấn OK để thiết lập.
Bước 3: Sau khi đã tùy chỉnh xong trong Policy hãy trở lại Run gõ tiếp lệnh: gpupdate /force đợi chạy hoàn tất thì kiểm tra có thể vào share trên máy khác được chưa?
Để hạn chế tối đa tình trạng lỗi khi chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính trong mạng LAN bạn cũng cần ghi nhớ những điều sau:
1/ Tắt tường lửa (Windows Firewall)
Bước 1: Vào Control Panel => Tìm đến Windows Firewall (View by bạn chọn là Large icons cho dễ tìm nhé) => Tiếp theo chọn Turn Windows Firewall on or off.
Bước 2: Sau đó chọn Turn off windows Firewall (not recommended) => Nhấn vào OK.
2/ Kiểm tra 2 máy tính đã thông nhau chưa
Bước 1: Sử dụng Windows + R => Nhập lệnh cmd => Nhấn OK.
Bước 2: Gõ lệnh ipconfig xem địa chỉ IP trên máy tính của mình.
Mách nhỏ: các con số tại dòng IPv4 Address chính là IP.
Bước 3: Hãy làm các bước tương tự trên máy tính bạn muốn kết nối để xem IP, rồi ghi nhớ.
Bước 4: Sau đó trở về máy tính của bạn và gõ lệnh ping [địa chỉ ip máy tính cần vào t ].
Lưu ý: hình trên chứng tỏ 2 máy đã thông nhau.
Trong trường hợp 2 máy tính chưa thông bạn cần làm thêm bước nữa để chúng có thể về cùng WORKGROUP hay cùng MSHOME.
Bước 5: Nhấp phải vào Computer (This PC) => Chọn Properties => Sau đó hãy nhấn vào Change settings. Cửa sổ tiếp theo hiển thị hãy nhấn vào Change... => Sau đó tick vào Workgroup => Tại đây, bạn có thể nhập là WORKGROUP hoặc MSHOME (miễn sao các máy tính cùng nhóm).
iSolution –
Thi công mạng LAN chúc bạn thực hiện thành công!