Cách kết nối màn hình với CPU

Cách kết nối màn hình với CPU là thao tác quan trọng bạn cần biết để đề phòng trục trặc và bạn có thể xử lý được trong quá trình sử dụng.
 

CÁCH KẾT NỐI MÀN HÌNH CỚI CPU ĐƠN GIẢN


Để sử dụng được máy tính, người sử dụng cần đến một màn hình để hiển thị thông tin trên đó. Những thông tin về hệ điều hành, các chương trình ứng dụng như: Game, chương trình soạn thảo văn bản, chương trình đồ họa,…Với sử phát trieernc ủa công nghệ hiện nay thì các thiết bị màn hình đã được trang bị thêm rất nhiều các cổng kết nối hiện dại, mang lại hình ảnh sắc nét cũng như tốc độ truyền dẫn cao hơn. 
 
Về cơ bản chúng ta sẽ có hai cách kết nối màn hình và CPU:
  • Kiểu kết nối màn hình truyền thống.
  • Kiểu kết nối màn hình hiện đại.
Kiểu kết nối truyền thống với các chuẩn: VGA, DVI
 
Cổng kết nối VGA 
 
 
Là chữ viết tắt của Video Graphics Array (VGA) là một trong những chuẩn chuẩn xuất hình ảnh lâu đời và thông dụng nhất mà bạn có thể tìm thấy trên các thiết bị lâu đời. Tuy nhiên, cổng kết nối này chỉ hỗ trợ truyền tải hình ảnh và không cho phép truyền âm thanh. Chính vì điều này buộc bạn phải kết nối thêm một cổng âm thanh riêng biệt trên thiết bị của mình.
 
  • Về nguyên lý cáp VGA, nó có thể truyền tải hình ảnh Full-HD 1920 x 1080 với tốc độ refresh khoảng trên dưới 60Hz. Cáp VGA có 3 hàng với tổng số 15 chân cắm.
     
  • Đầu cáp này thường được làm màu xanh lam nên nhìn qua là chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được . Đầu cáp còn có 2 con ốc để gắn chặt vào màn hình và cổng VGA trên máy tính.
     
  • Nhược điểm của VGA là các đầu kết nối to chiếm nhiều diện tích khiến khó bố trí trên các thiết bị mỏng nhẹ, chất lượng hình ảnh đã kém so với ngày nay.
     
Cổng kết nối DVI 

 
Là chữ viết tắt của Digital Visual Interface (DVI) loại kết nối phổ biến giữa CPU và màn hình. Cáp DVI có thể truyền tải video HD với độ phân giải 1920x1200, trong kết nối dual-link cáp DVI truyền tải video với độ phân giải 2560x1600. Tín hiệu truyền ở dạng kĩ thuật số chứ không phải tín hiệu tương tự (analog) hoàn toàn như cách hoạt động của VGA. Thực tế DVI có tới 3 chế độ hoạt động:
 
  • DVI-I (Integrated) kết hợp cả tín hiệu số và tương tự trong cùng 1 cổng kết nối
  • DVI-D (Digital) chỉ hỗ trợ tín hiệu số
  • DVI-A (Analog) chỉ hỗ trợ tín hiệu tương tự

Nhược điểm của DVI là vẫn rất to không thể tích hợp vào những laptop ngày càng mỏng và nhẹ. DVI cũng như VGA mắc phải nhược điểm to cồng kềnh và vẫn chỉ truyền tải tín hiệu hình ảnh, video mà không truyền tải âm thanh.
 
Kiểu kết nối hiện đại với các chuẩn: HDMI, DisplayPort, USB Type-C
 
HDMI
 

Viết tắt cho chữ High Definition Media Input, đây là một chuẩn kết nối cực kì phổ biến hiện nay. HDMI có thể truyền tín hiệu hình ảnh, video và cả âm thanh với chất lượng hình ảnh cao nhất có thể. HDMI hiện đang là chuẩn phổ biến nhất vì nó không chỉ xuất hiện trên laptop, desktop, màn hình, TV mà còn cho cả các máy chiếu, đầu thu kĩ thuật số, đầu đĩa DVD, Blu-ray và nhiều món đồ chơi công nghệ khác. HDMI với các biến thể với kích thước nhỏ hơn là mini HDMI và micro HDMI, dùng trong điện thoại hoặc các máy tính mỏng nhẹ với tính năng không khác biệt mấy so với chuẩn HDMI.
 
Ưu điểm của HDMI là tín hiệu không bị nén nên chất lượng hình ảnh của HDMI rất tốt. Cáp HDMI đơn giản, nhỏ gọn chỉ cần 1 sợi cáp nối duy nhất giữa máy tính với màn hình là đủ để truyền cả âm thanh lẫn hình ảnh. Cổng HDMI cũng rất chắn chắn và bền bỉ.
 
DisplayPort
 
DisplayPort có thể truyền cả video và âm thanh và là một đối thủ của HDMI. Tính tới DisplayPort 1.4 hỗ trợ xuất hình ảnh 8K 7680 x 4320 ở mức 60Hz hơn cả HDMI 1.4.
 
DisplayPort có một biến thể khá phổ biến là mini DisplayPort. Màn hình hỗ trợ mini DisplayPort thì không nhiều, đa phần đắt tiền nhưng bù lại chất lượng hiển thị rất cao, thiết kế đẹp và nhắm tới phân khúc trung-cao cấp chứ không phổ biến như HDMI.
 
USB Type-C
 
USB Type-C là chuẩn USB mới (USB 3.1), có khả năng thay thế cho 5 kết nối bao gồm HDMI, VGA, USB, DisplayPort, cổng sạc và còn có thể nhiều kết nối khác.
 

Với USB Type-C, bạn sẽ chỉ còn phải dùng 1 sợi cáp duy nhất cho tất cả mọi kết nối, từ data cho đến hình ảnh. Cổng USB Type-C cho phép dòng điện đi vào lên tới 5A, tốc độ truyền dữ liệu lên tới 10 Gbit/giây. Các hãng sản xuất đã bắt đầu áp dụng USB-C cho các sản phẩm mới của mình.

iSolution hy vọng bài viết đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn!